Tên đăng nhập   mật khẩu 
Quảng cáo | Mất mật khẩu | Đăng ký thành viên 
CGNEWS  
Tin Zidean
CG NEWS
Tin CGEZINE
Điểm tin CG
Điểm tin VFX
Tutorials
Chuyên đề CG
English News
Chuyên đề
Kiến thức
Đồ họa
Nhiếp ảnh
Web
Flash
3D
Typography
Khoa học & Công nghệ
Tìm kiếm  
 
 
Tin tức Đồ họa  

Chuyên đề

Mỹ thuật trẻ 2007: Không có gì là khó hiểu!

(VietNamNet) - Festival mỹ thuật trẻ 2007 lần đầu tiên diễn ra với sự tham gia của 56 nghệ sĩ trẻ Bắc Trung Nam. Ông Đào Minh Tri và các hoạ sĩ trẻ nói về cuộc vui này:

Các ông đã tranh cãi rất hăng để có được một cái tên thích hợp cho cuộc "xôm tụ" này?

- Festival cho dù là mới mẻ, nhưng tập trung được các anh em hoạ sĩ trẻ từ Bắc Trung Nam. Đây là cuộc vui, nhằm xã hội hoá nghệ thuật, đưa nghệ thuật đến với công chúng, để công chúng thấy rằng nghệ thuật hiện đại cũng không có gì khó hiểu. Còn các nghệ sĩ không tự cho mình là cao siêu và tự đại. Festival lần này không tập trung vào chủ đề gì, nó là sự tập trung của sáng tạo về cái đẹp.

Có bao nhiêu nghệ sĩ tham gia?

- Có 56 người tham gia, phần lớn là sinh viên. Các tác giả trẻ TP. Hồ Chí Minh là 26, Miền Bắc 23, Huế có 6 người. Nhưng ở Hà Nội có một số người bỏ cuộc.

Vì sao có người lại bỏ cuộc vui, thưa ông?

- Vì họ không thích cách làm việc kiểu "kiểm duyệt" tác phẩm chẳng hạn. (Các nghệ sĩ bắt đầu dựng tác phẩm của mình ngày 13, nhưng sáng 14 bên Bộ VH-TT sẽ phải duyệt thêm một lần nữa. Nhưng trước đó, các tác giả đã duyệt hồ sơ đến 3 lần để được tham dự Festival này-PV).

Có nhiều nghệ sĩ Việt Kiều cũng như các nghệ sĩ trong nước ít nhiều đã khẳng định mình qua các cuộc sắp đặt hay triển lãm riêng, nhưng tại sao không thấy họ có mặt trong cuộc vui này?

- Tôi thấy nghệ sĩ Rich Tran có ấn tượng nhưng lần triển lãm ở nước ngoài vừa qua, nghệ sĩ này gây nhiều phiền hà nên chúng tôi đành loại. Riêng Juu Nguyễn và Minh Thành, tôi thấy họ không có tác phẩm gì để chúng tôi quan tâm. Còn Trương Tân đã đăng ký tham gia, nhưng vì một vài lý do, anh đã rút khỏi cuộc chơi này.

Hình thức lựa chọn các tác phẩm tham dự Festival lần thứ I này như thế nào?

- Để chuẩn bị cho cuộc này chúng tôi mất 2 năm trời đi xem các cuộc triển lãm chung, riêng của các nghệ sĩ, sau đó đưa về bàn bạc, thấy tác phẩm nào đẹp thì mời họ tham gia. Tiêu chí đẹp của chúng tôi không theo hình thức ngày xưa, nó phải là đẹp ở thời bây giờ, nó phải là đa chiều đa dạng đa tư duy. Tham dự Festival lần này gồm điêu khắc, sắp đặt, art, giá vẽ...

Các hoạ sĩ đang làm gì?

 

MT.jpg
Các hoạ sĩ trẻ: Nguyễn Kim Hoàng, Ly Hoàng Ly, Phan Đình Phúc, Nguyễn Sơn (Từ trái sang)
 

Ly Hoàng Ly: - Tôi làm tác phẩm "Bầu sữa" chất liệu tổng hợp, có nhôm, đồng, sắt, bu-lông. Tôi lấy ý tưởng từ bối cảnh đô thị hiện đại, khiến con người ta cảm thấy choáng ngợp trước sự sang trọng, lạnh lùng. Từ đó, tôi liên tưởng đến bầu sữa mẹ. Từng giọt sữa cứ chảy trong đầu tôi như những giọt kim loại của đô thị.

 

MT9.jpg
Tác phẩm "Bầu sữa" của Ly Hoàng Ly
Tôi chọn lựa chất liệu nhôm đồng vì nó khá hiện đại và mang tính lạnh. Bầu sữa khiến ta có cảm giác ấm áp, mềm mại, nhưng đối nghịch với nó là thứ kim loại lạnh lùng. 

Tôi làm 3 bầu sữa đơn và một bộ 4 bầu sữa liền nhau, tôi đưa ra vấn đề, tôi không muốn nói hộ cảm nhận cho người xem.

Nguyễn Sơn: - Tôi lấy tên tác phẩm của mình là "Hậu trường", tôi có ý định sắp đặt nó tại Toilet của trường, vì không gian trong này quá ngột ngat. Tôi lấy tên sắp đặt như vậy khi thấy con người quen nhìn những gì bày ra trước mắt. Họ không nhìn phía sau, góc khuất, cái nơi gọi là hậu trường. Họ quen thuộc phía trước sân khấu, không biết sau lưng sân khấu là những gì.

 

MT8.jpg
Tranh sơn dầu "ả đào" trong tác phẩm sắp đặt trong Toilet của Nguyễn Sơn.
Chất liệu của tôi gồm tranh sơn dầu và ảnh, tôi sắp đặt theo kiểu lý luận của tôi, không theo bất kỳ một chủ nghĩa nào.  

Tôi không thích phải theo bất kỳ chủ nghĩa nào ngoài bản thân mình tin và mình nghĩ. Tôi thấy trong nghệ thuật, nhiều người thích chiêm bái Cái Tôi, tôi chế nhạo điều đó qua tác phẩm "Hậu trường" của mình.

Tác phẩm sơn dầu của tôi có các nhân vật chính là ả đào, chất xung quanh các ả đào này là những totem. Có nhiều người thờ phụng điều này hay điều kia, tôi tách mình ra khỏi những thứ đấy và tự giễu cợt.

 

Hai manơcanh trong tác phẩm của Phan Đình Phúc
Hai manơcanh trong tác phẩm của Phan Đình Phúc.
Phan Đình Phúc: - Tôi lấy tên tác phẩm là "Hội tụ" mang chất liệu tổng hợp. Trong cuộc sống ai cũng có nhu cầu giao tiếp, gặp gỡ tụ tập bạn bè. Hàng trăm lý do để con người tìm gặp đến nhau tại một địa điểm, họ nói chuyện, nhậu nhẹt, uống nước. Các nắp chai bia, nước ngọt bật ra, câu chuyện chảy ra, các mối liên hệ ràng buộc chồng chéo lên nhau. 

Trong tác phẩm của tôi, những sợi len nhiều màu đan chồng chéo lên hai hình manơcanh, thể hiện các mối quan hệ ràng buộc. Hình nhân được gắn đầy các nắp chai, xung quanh họ là vỏ nắp chai vất bừa phứa.

Tôi đã phải tìm nhặt 50 kg nắp chai trong các quán hàng quen và đi mua lại của người ta, sau 3 tháng mới đủ nắp chai cho tác phẩm của mình.

 

’Tác
Tác phẩm sắp đặt "Tôi nhìn thấy..."của Nguyễn Kim Hoàng
Nguyễn Kim Hoàng: "Tôi nhìn thấy..." được làm bằng chất liệu tổng hợp, tác phẩm này là triển lãm riêng của tôi.  

Tôi lấy ý tưởng từ loại hình nghệ thuật Butoh, một loại hình múa của người Nhật, nó đối lập với loại hình vũ ballet. Butoh thiên về sự cứng nhắc, gồ ghề, phô bày cái xấu những thứ vẫn hiện diện trong cuộc sống, trong mỗi con người nhưng luôn bị chối bỏ.

Tôi muốn được thể hiện, được lắng nghe, được giải thoát. Tác phẩm là sự chia sẻ những cảm xúc ấy.

  • Mai Sen
Các tin khác  
Doanh nghiệp quảng cáo: Cạnh tranh theo cách... hại nhau
Xu hướng chơi máy ảnh 2007
Ảnh đen trắng Sally Mann và chân dung người phụ nữ
Gabriel Orozco - Nhiếp ảnh gia của hiện thực
Nhiếp ảnh VN: Tính chuyên nghiệp và thương hiệu
Phải chăng Quảng cáo đang tự giết mình?
BP – Thành công với chiến lược đột phá thương hiệu.
Thiết kế bao bì biểu tượng - mẫu bao bì đặc trưng cho một thương hiệu
Màu sắc đồ họa trong trang trí cuộc sống người Việt
Benetton và quảng cáo gây shock
TIÊU ĐIỂM
Cảm xúc Yahoo Messenger ra đời từ một bàn tay Việt