Tên đăng nhập   mật khẩu 
Quảng cáo | Mất mật khẩu | Đăng ký thành viên 
CGNEWS  
Tin Zidean
CG NEWS
Tin CGEZINE
Điểm tin CG
Điểm tin VFX
Tutorials
Chuyên đề CG
English News
Chuyên đề
Kiến thức
Đồ họa
Nhiếp ảnh
Web
Flash
3D
Typography
Khoa học & Công nghệ
Tìm kiếm  
 
 
Tin tức Đồ họa  

Chuyên đề

Nhiếp ảnh VN: Tính chuyên nghiệp và thương hiệu
Nhiều vấn đề của nhiếp ảnh VN đã được đề cập: Lý giải sự yếu kém của ảnh báo chí, cảnh báo sự lặp lại trong tư duy ảnh nghệ thuật, hiệu quả sự phát triển phong trào, vị thế hội nhập với thế giới... Bài viết dưới đây chúng tôi không có ý tổng kết mà chỉ gợi mở...

Cốt lõi vẫn là đào tạo

Dù nhiếp ảnh VN năm nào cũng có thành tích tại nhiều cuộc thi, salon ảnh quốc tế, nhưng các nhà nhiếp ảnh giành nhiều vinh quang như Hoàng Quốc Tuấn, Lê Hồng Linh, Duy Anh... vẫn rất dè dặt khi nói về đẳng cấp, vị thế của nhiếp ảnh VN trên thế giới. Vì ở đây thành tích có được nhiều khi vẫn là nỗ lực của cá nhân, mà cá nhân là tự học.

Độ bền vững, tính ổn định khẳng định đẳng cấp của tay máy hàng đầu là rất hiếm hoi ở ta. Thường thì nhiều nghệ sĩ có một số tác phẩm tốt, nhưng không đều, thậm chí nhiều khi không "đọc" được ảnh của chính mình.

Vì thế, một trong những đóng góp đáng kể của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN chính là đưa sáng kiến và kết hợp với Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh HN mở khoá đào tạo cơ bản hệ trung cấp rồi đại học. Tuy nhiên, một giáo trình chuyên sâu và thực sự hiện đại, cập nhật cả tri thức về công nghệ số, về các xu hướng nhiếp ảnh thế giới đương đại mới ở dạng... đề cương.

Lẫn lộn khái niệm

Cũng chính vì thiếu đào tạo cơ bản mà nhiều khái niệm bị lẫn lộn. Theo nhà nhiếp ảnh Quang Phùng đó là sự lẫn lộn giữa khái niệm chuyên nghiệp và nghiệp dư.

"Nhiếp ảnh cốt lõi là tính dịch vụ. Tính dịch vụ ở đây không phải là thấp kém, mà là những đơn đặt hàng, hợp đồng với nhà nhiếp ảnh. Một nhà nhiếp ảnh phải dành 70% thời gian để chụp ảnh kiếm sống - đó mới là chuyên nghiệp. Nhưng chuyên nghiệp không phải là mấy ông nhiếp ảnh dạo Bờ Hồ, vì anh ta đâu có đủ máy móc đạt tiêu chuẩn để hành nghề".

Quan niệm đó của tác giả Quang Phùng có thể gây nhiều phản hồi khác nhau, tuy nhiên vấn đề toát ra là tính mục đích của nhiếp ảnh lại rất xác đáng. Nếu xác định rõ điều đó thì chắc sẽ không có nhiều đoàn người kéo nhau đi chụp xa chỉ vì lý do rất đơn giản: "Mùa này nơi đó đẹp lắm, nhiều hoa, nhiều mây và nhiều người dân tộc thiểu số" đến vậy.

Phong cách hay thương hiệu?

Nhiều nhà nhiếp ảnh ở ta - nếu ví một cách hài hước - là con dao pha (vừa tỉa hoa vừa bổ củi) có thể chụp đủ thứ.

Một mặt, nó cho thấy khả năng đa dạng (!) của tác giả, nhưng mặt khác là sự thiếu chuyên sâu. Vẫn nhà nhiếp ảnh Quang Phùng có một ý kiến rất độc đáo về "phong cách" cá nhân. "Phong cách là do người khác tôn vinh - ông nói - còn nhà nhiếp ảnh không thể tự nhận. Nhưng khi đồng nhất nhiếp ảnh là dịch vụ, là chuyên nghiệp thì phải nói đến thương hiệu. Để có thương hiệu là cực kỳ khó khăn".

Ở đây có sự nhầm lẫn giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Một bức ảnh có bố cục lạ, ánh sáng hơi lắt léo, kỳ ảo một chút là được coi là ảnh nghệ thuật. Một tay máy chuyên nghiệp đương nhiên phải sành sỏi kỹ thuật. Còn nghệ thuật là để bộc lộ cái tôi của cá nhân, là nơi ngưng tụ cảm xúc trước cuộc sống.

Theo Lao Động

Các tin khác  
Phải chăng Quảng cáo đang tự giết mình?
BP – Thành công với chiến lược đột phá thương hiệu.
Thiết kế bao bì biểu tượng - mẫu bao bì đặc trưng cho một thương hiệu
Màu sắc đồ họa trong trang trí cuộc sống người Việt
Benetton và quảng cáo gây shock
Sáng tạo quảng cáo - Concept hay Execution?
Sáng tạo và kỹ thuật Brainstorming - Phần 2
Sáng tạo và kỹ thuật Brainstorming - Phần 1
Phác thảo
Claude Garamond - Cha đẻ của font Garamond...
TIÊU ĐIỂM
Cảm xúc Yahoo Messenger ra đời từ một bàn tay Việt