Tên đăng nhập   mật khẩu 
Quảng cáo | Mất mật khẩu | Đăng ký thành viên 
CGNEWS  
Tin Zidean
CG NEWS
Tin CGEZINE
Điểm tin CG
Điểm tin VFX
Tutorials
Chuyên đề CG
English News
Chuyên đề
Kiến thức
Đồ họa
Nhiếp ảnh
Web
Flash
3D
Typography
Khoa học & Công nghệ
Tìm kiếm  
 
 
Tin tức Đồ họa  

Chuyên đề

Doanh nghiệp quảng cáo: Cạnh tranh theo cách... hại nhau
(Thanh Niên) - Đó là một trong những vấn đề bức xúc được nêu ra tại hội thảo "Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh" do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại) tổ chức ngày 12.3 với nội dung xoay quanh việc giúp các doanh nghiệp (DN) quảng cáo trong nước có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài.

Theo Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA), doanh thu của thị trường quảng cáo trong năm 2006 đạt trên 300 triệu USD. Cả nước hiện có trên 3.000 DN quảng cáo, trong đó chỉ có khoảng 20 văn phòng đại diện (VPĐD) của các công ty quảng cáo nước ngoài. Thế nhưng khoảng 20 VPĐD công ty quảng cáo nước ngoài này đang chiếm đến gần 80% thị phần.

Miếng bánh quá nhỏ còn lại gây ra tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các DN trong nước. Một số chuyên gia trong ngành quảng cáo cho biết thay vì chọn chất lượng sản phẩm làm vũ khí cạnh tranh thì nhiều DN lại chọn cách cạnh tranh tự hại nhau là hạ giá dịch vụ. Từ lâu, Hiệp hội quảng cáo quốc tế đã thống nhất phí dịch vụ cho các doanh nghiệp quảng cáo là 17,65% trên tổng chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, tình trạng nói trên đã khiến phí dịch vụ tại Việt Nam giảm chỉ còn từ  4-6% trên tổng chi phí.

Giá quá thấp dẫn đến không đủ trang trải chi phí, điều này dẫn đến chất lượng dịch vụ của các DN quảng cáo trong nước không cao. Hậu quả là các công ty quảng cáo nước ngoài đang giành được dần những thương hiệu lớn của Việt Nam như  Number 1, VNPT, Kinh Đô....

Trong một lần trao đổi với Thanh Niên trước đây, ông Nguyễn Quý Cáp, Phó chủ tịch VAA, cho biết: "Nếu cứ giữ nguyên tình trạng này, rồi đây thị trường quảng cáo Việt Nam sẽ chỉ còn các công ty nước ngoài. Việc thành lập một DN quảng cáo tại Việt Nam quá dễ, điều này sẽ đưa đến một thị trường cạnh tranh hỗn loạn, vô trật tự".

Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là môi trường pháp lý cho hoạt động quảng cáo vẫn chưa hoàn chỉnh dù ngành quảng cáo đã có hơn 10 năm phát triển. Pháp lệnh quảng cáo ban hành mấy năm trước giờ đây được ví như một "chiếc áo" đã trở nên chật chội.

Ông Đỗ Kim Dũng, Thường vụ VAA kiêm Phó chủ tịch Hội Quảng cáo TP.HCM, cho biết: "Có quá nhiều điều nằm trong pháp lệnh quảng cáo đã lỗi thời và trở nên "vô hiệu hóa". Chúng tôi đang tiến hành xây dựng một dự luật quảng cáo nhưng dự kiến phải đến 2010 mới xong mà lẽ ra phải xong từ cuối năm 2007. Đến lúc ấy e là quá chậm vì cuối năm 2008 các DN quảng cáo nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam".

Đa số các DN quảng cáo đều cho rằng cách tồn tại trong tình hình hiện nay đó là phải bắt tay với các DN nước ngoài. Ông Nguyễn Nam Trung, Giám đốc C  ông ty Stormeye, cho biết: "Hướng đi của chúng tôi trong tương lai sẽ là hợp tác với những tập đoàn lớn. Trong quá trình hợp tác chúng ta sẽ học được nhiều thứ từ họ, có vậy thì mới có thể tồn tại và đưa nền quảng cáo Việt Nam đi lên được".

Bài: Trung Bảo
Ảnh: Đoàn Ngọc Thạch
Các tin khác  
Xu hướng chơi máy ảnh 2007
Ảnh đen trắng Sally Mann và chân dung người phụ nữ
Gabriel Orozco - Nhiếp ảnh gia của hiện thực
Nhiếp ảnh VN: Tính chuyên nghiệp và thương hiệu
Phải chăng Quảng cáo đang tự giết mình?
BP – Thành công với chiến lược đột phá thương hiệu.
Thiết kế bao bì biểu tượng - mẫu bao bì đặc trưng cho một thương hiệu
Màu sắc đồ họa trong trang trí cuộc sống người Việt
Benetton và quảng cáo gây shock
Sáng tạo quảng cáo - Concept hay Execution?
TIÊU ĐIỂM
Cảm xúc Yahoo Messenger ra đời từ một bàn tay Việt