Tên đăng nhập   mật khẩu 
Quảng cáo | Mất mật khẩu | Đăng ký thành viên 
CGNEWS  
Tin Zidean
CG NEWS
Tin CGEZINE
Điểm tin CG
Điểm tin VFX
Tutorials
Chuyên đề CG
English News
Chuyên đề
Kiến thức
Đồ họa
Nhiếp ảnh
Web
Flash
3D
Typography
Khoa học & Công nghệ
Tìm kiếm  
 
 
Tin tức Đồ họa  

Chuyên đề

Font Design - 1 quá trình lắm công phu

Trước giờ tôi download vô số font trên net về xài thoải mái. Lắm lúc tự hỏi sao mấy cái trang adobe bán font gì mà mắc quá, không biết ai điên mà mua, trong khi net có free đầy rẫy. Nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thử thiết kế 1 bộ font cho mình. Tôi (và nhiều người nữa) vẫn hay nghĩ font design là 1 cái gì đó lớn lao và quá tầm của mình. Cái "vật cản" vô hình trong trí óc mỗi người (hay có cách nói khác là sự ì tâm lý) khiến mình không dám hay không nghĩ đến mình có thể làm được. Hôm nay, ngồi in cái font chữ ra mà thấy "xúc động" khó tả. Mình đã làm được! Nó không hẳn là đẹp, không đến nỗi xấu, nhưng điều tuyệt nhất là mình đã tự làm được. Nói cho cao sang đó là thành quả lao động mình nhận được. Chợt nhận ra rằng design font không phải là quá xa vời.

Qua project này, tôi đã học được rất nhiều điều, rút ra được nhiều kinh nghiệm xương máu. Ngoài những kinh nghiệm làm việc như theo đúng phương pháp, trình tự, tính kiên nhẫn, làm việc đều đặn v.v... tôi còn học được những điều rất bổ ích xung quanh font chữ. Từ project này, tôi tự nhiên cảm thấy quan tâm đến nhiều thứ khác của font hơn chỉ là vẻ bề ngoài của nó. Đó là tầm quan trọng của font chữ trong cuộc sống, những công sức, mồ hôi mà người ta đã để lại qua những đường cong, đường thẳng mà mấy khi mình bao giờ để ý đến. Tôi cảm thấy kính nể, tôn trọng và khâm phục những người đã bỏ cả cuộc đời mình để design những kiểu chữ cho mình dùng. Bây giờ lâu lâu bắt gặp chỗ nào quảng cáo rao bán font chữ, tôi ko cảm thấy như trước nữa. Cho dù một font chữ có đắt giá đến cỡ nào thì cũng không thể đáng so với công sức mà người họa sĩ bỏ ra (ở đây tôi đề cập đến những họa sĩ tâm huyết trong tác phẩm của mình chứ không phải họa sĩ mì ăn liền, sản xuất hàng loạt rồi rao bán)

Bài viết này tôi muốn kể lại quá trình tôi đã thực hiện font "Shaft" như thế nào. Mục đích của tôi không phải muốn khoe khoang (vì thực chất cũng chả có gì ghê gớm), mà chỉ là chia sẻ cùng mọi người những kinh nghiệm, những phong cách, phương pháp làm việc khoa họa. Và cũng móng giúp các bạn thấy được rằng thiết kế font chữ không phải là điều quá xa vời.

Font design project có khoảng 4 tuần để thực hiện, nhưng thật sự thì mỗi tuần chỉ bỏ vài giờ để làm, chỉ thực sự dồn toàn bộ thời gian trong tuần cuối cùng (và điều này vô cùng tai hại, 4 đêm cuối cùng tôi đã gần như thức trắng mới kịp). Quá trình được chia làm 3 giai đoạn chính là research - phác thảo, sữa chữa - và trace trên máy, hoàn chỉnh.

Research:
Chắc hẳn sẽ có người thắc mắc "research" là gì và để làm gì?? Đó cũng là câu hỏi của tôi trong những ngày đầu học design. Ban đầu tôi cảm thấy nó dư thừa và tốn thời gian. Nhưng giờ tôi đã hiểu được tầm quan trọng của nó. Hầu như bất cứ project nào, công việc đầu tiên cũng đều là research. Sỡ dĩ những tác phẩm điện ảnh nước ngoài hay là bởi vì người ta dồn rất nhiều thời gian cho nghiên cứu, có khi mất cả 1 đến nhiều năm chỉ để nghiên cứu về chủ đề. Research giúp tôi hiểu hơn về những gì mình đang làm và sắp làm, xác định được chủ đề, dự định và kế hoạch thực hiện. Design 1 tấm hình rất khó, nhưng để hiểu, "cảm" được những gì trong tấm hình của mình cũng khó không kém.

Trong project này, công việc đầu tiên là tôi "nghiên cứu" (nghe có vẻ cao siêu quá, nên tui sẽ dùng chữ research thay thế nhe) về 2 font chữ có sẵn. Đó là font Gill Sans của Eric Gill và Template Gothic của Barry Deck. Tôi tìm đọc những thứ liên quan đến 2 font chữ này, nó được làm ra như thế nào, trong hoàn cảnh nào, có đặc điểm gì v.v... Sau đó tôi xem xét từng chữ của font chữ. Một điều lý thú là khi phóng lớn size chữ lên và nhìn kỹ vào nó, tự nhiên mình thấy được những thứ, đặc điểm mà trước kia mình không để ý. Chữ k, x giống nhau như thế nào, các chữ có điểm gì chung, hay chữ @ có cấu trúc ra sao v.v.... đó là những cái mà tôi đã tìm hiểu trước khi bắt tay vào làm 1 font chữ cho riêng mình. Ai cho rằng tìm hiểu về font của người khác ko cần thiết là sai lầm. Ngược lại nó vô cùng quan trọng. Nếu ko biết rõ được sự liên quan của cấu trúc, độ dài rộng, độ nghiêng, hình dáng của các kí tự, chắc chắn không thể design được (ngoại trừ khi bạn đã là cao thủ và đã biết rõ về nó )

Object Impression Exercise

Sau giai đoạn research, tưởng là đã vào ngay phần thiết kế, nhưng chưa. Đây là 1 bài tập nhỏ để tìm cảm hứng, ý tưởng cho bộ font của mình từ những hình dạng (shape), những dấu mực (markings) ngẫu nhiên hay từ hình ảnh. Thực ra giai đoạn này không bắt buộc, nhưng nó nằm trong 1 phần của project và cũng rất có ích vì những hình ảnh ngẫu nhiên rất dễ đem đến cho ta nhiều ý tưởng hay.

Làm thế nào để tạo ra những hình ảnh đó. Nghe rất là buồn cười! Người ta đem khoang 2-3 cái CPU cũ vào lớp, cả đám bu lại lột tan tành những phụ từng bên trong nó, từ con chip, cục pin cho tới từng cái khung nhỏ.. nói chung là gần như mọi thứ. Sau đó nhúng những vật linh tinh đó vào mực rồi in lên giấy, để lại những dấu mực đủ mọi hình dáng. Sau khi có được nhiều hình rồi thì chỉ việc cầm lên nhìn và suy nghĩ coi có thể áp dụng cái shape nào. Đôi khi từ những thứ rất ngẫu nhiên có thể tạo ra ý tưởng cho thiết kế. Hình bên dưới là cái dấu mực tôi đã tạo và áp dụng cho font. Tạo bằng cái gì thì, thực không nhớ nổi hehehe

Sketch

Từ cái bài tập trên, tôi mới bắt đầu ngồi vẽ nháp ra font (dựa theo những cái dấu đã làm, trong đó có cái bên dưới). Cố vẽ càng nhiều kiểu càng tốt để có nhiều lựa chọn, mỗi kiểu chỉ vẽ khoảng 3-5 chữ. Sau đó đem những kiểu đó vào lớp cho giáo viên xem và góp ý. Thông thường giáo viên đưa ra nhiều góp ý rất hay và mình thì tự tìm ra giải pháp. Những lời góp ý, ý kiến của cô giáo và bạn bè đều phải ghi lại để viết vào journal.
Sau đó mới bắt đầu sketch 1 bộ font hoàn chỉnh. Giai đoạn này kéo dài đến 2-3 tuần vì cứ mỗi tuần lại đem 1 bản mới lên để lấy góp ý và sửa chữa. Nên có thể nói từ phiên bản đầu tiên đến bản cuối cùng có rất nhiều thay đổi.

Nhìn việc sketch tưởng đơn giản nhưng cũng khá phức tạp. Ngoài các độ cao, độ rộng và cấu trúc cho đúng chuẩn (lấy từ reference font là Gill Sans), thì tính đồng bộ (consistency), tính dễ đọc (legibility) cũng phải được xem xét cẩn thận. Vd những chữ có nét tròn a, d, b, c... thì các đường cong phải giống nhau, những chữ nét thẳng có góc như k, v, w, x thì các góc cũng phải đồng nhất và không chênh lệch nhiều.. tóm lại là rất ... mệt óc

Ngoài ra, còn cần phải "thí nghiệm" về kích cỡ (bằng máy photocopy phóng to thu nhỏ) để xem font có xem được ở nhiều kích cỡ hay không. Khi phóng lớn thì những sai sót, khuyết điểm lại càng lộ rõ. Sau đó thì thử ghép nhiều kí tự với nhau để xem xét về khoảng cách giữa 2 chữ cũng như tính đồng bộ khi đứng chung. Những vấn đề này khiến tôi phải mất thời gian nhiều để sữa chữa. Vd như những chữ v, w, nếu vẽ không đều thì khi đứng với chữ khác nó sẽ tạo ra nhiều khoảng trống ở giữa.

Sau khi cảm thấy đã sửa chữa gần hết (và hết thời gian ) thì mới vẽ lại cẩn thận trên graph paper (giấy có ô vuông). Vẽ trên giấy này có những điểm lợi là canh được chính xác kích thước. Sau khoảng vài lần sketch trên graph paper thì scan vào máy. Tổng cộng số trang giấy sketch tôi thực hiện khoảng 20 tờ A3. Tôi thì chỉ thuộc loại trung bình, nhièu người bỏ nhiều thời gian hơn, nên sketch còn nhiều hơn nữa.

sketch trên graph paper (bản gần cuối)

sketch trên graph paper (bản gần cuối)

các kí tự đặc biệt và số

Final

Khi trace vô máy rồi còn sửa thêm 1 đợt nữa vì vẽ tay đôi khi kích thước không chính xác, và các đường cong không đúng. Trace xong thì design splash screen, layout font và viết câu "the fox jumps over...." vì câu này chứa đủ 26 chữa cái ABC. XOng thì làm 1 quyển font book, tạm gọi là để "quảng cáo". trong quyển này viết 1 bài ngắn về font chữ của mình và trìn hbày nó.

Một cái mà rất mới mẻ đối với ở VN là làm journal, hay còn gọi là process book. Đây là cái cần thiết trong tất cả những project về design vì
- nó chứng minh được là do chính mình làm
- giáo viên sẽ dựa vào quyển này để xem cách làm việc như thế nào
- từ journal, mình nhìn lại công việc đã làm và rút kinh nghiệm

Trong quyển process này bao gồm mọi giai đoạn từ research, các bản sketch (phải viết phân tích những khuyết điểm, ưu điểm trong từng bản sketch), những bản nháp, experiment.. nói chung là mọi thứ liên quan đến quá trình làm việc. Làm cái này tốn thời gian nhiều vì phải viết, mà mình thì viết kém. Mỗi cuốn process trung bình khoảng 40 trang A3.

Khi mới vào học, giáo viên đã phán nguyên câu "process is more important than outcome". Lúc đầu còn bán tín bán nghi nhưng ngẫm lại thật đúng. Process làm càng kĩ, càng nhiều thì sản phẩm càng chất lượng, hoàn chỉnh.

dưới đây là bài viết về font (tiếng Anh tui super kém, thông cảm )

Shaft is a combination of san serif and novelty font which was made as a major project of Intro to Typography subject as UTS. The name “Shaft” is inspired from a lighting bolt to communicate a hard, sharp, technological feel as the main theme.

To design this typeface, a lot of existing fonts were researched and investigated in term of their visual styles and shapes. Gill Sans and Template Gothic were the two major fonts whose history and characteristics were carefully investigated. While Gill Sans influences the structure, proportion, posture and relationship between the characters of Shaft, Template Gothic inspires its thematic idea and visual looks.

Shaft is fairly clean, simple and easy to read, but still retains a unique dynamic feel due to the irregular tapering strokes. The stroke on each character is a mixture of curves and shapes that creates a unique style for the whole typeface. The sharp-pointed shape was inspired from the stencils made from a computer chip. The thematic idea of this type face is something both technological and natural. Therefore, I defined a lighting bolt as the visual theme to develop the characters. A lighting bolt is a natural phenomenon but has a sense of technology.

There is a strong relation between similar characters that create a “sub-style” inside the type set. For instance, letters with a round strokes (such as a, b, c, d, e, p, q …) are similar due to its rounded shape and the irregular shape inside. Whilst, the triangular letters (such as v, w, x) have similar angular strokes, posture and proportion. Letters with upright strokes like k, l, f… have sharp and hard strokes. However, each individual character of Shaft is still consistent to each other due to its own unique sharp-pointed shape and the thin and thick strokes.

Because of the simple style and the absence of distracting elements, Shaft is easy to read and still retains a distinction between characters even if they are at small size. Shaft can be used for big text block such as poster, newspaper, magazine title or headline, and medium-small text block such as description.



Shi2nqt
Các tin khác  
Thượng đế và nghệ thuật
Thượng đế và nghệ thuật
Sáng tạo là gì?
TIÊU ĐIỂM
Cảm xúc Yahoo Messenger ra đời từ một bàn tay Việt