Tên đăng nhập   mật khẩu 
Quảng cáo | Mất mật khẩu | Đăng ký thành viên 
CGNEWS  
Tin Zidean
CG NEWS
Tin CGEZINE
Điểm tin CG
Điểm tin VFX
Tutorials
Chuyên đề CG
English News
Chuyên đề
Kiến thức
Đồ họa
Nhiếp ảnh
Web
Flash
3D
Typography
Khoa học & Công nghệ
Tìm kiếm  
 
 
Tin tức Đồ họa  

CG NEWS

Pirates of the Caribbean: At World's End

 Nhìn lại những năm vừa qua, khi mà Curse of the Black Pearl (2003) đoạt doanh thu trên 650 triệu, Dead Man's Chest (2006) đoạt trên 1 tỷ đô trên toàn cầu, thì hai bộ phim này đã ngẫu nhiên được xếp hạng trong lịch sử doanh thu cao nhất của điện ảnh Hollywood, và Johnny Depp trở thành biểu tượng nổi tiếng qua vai thuyền trưởng Jack Sparrow.

Mang theo những giấc mơ của mình về "hải tặc" từ thời niên thiếu, nhà sản xuất Jerry Bruckheimer đã tức thời thúc đẩy việc hoàn tất phần 3 của bộ phim với đạo diễn Gore Verbinski và hai nhà viết kịch bản Ted Elliot, Terry Rossio cùng với dàn diễn viên quen thuộc: Johnny Depp, Orlando Bloom, Keira Knightley, Geoffrey Rush... Và đặc biệt, lần này có sự góp mặt của diễn viên Trung Quốc Chow Yun-Fat trong vai thuyền trưởng Sao Feng. At World's End kinh phí chiếm hơn 300 triệu đô.

NHIỀU KỸ XẢO TÂN TIẾN

Có rất nhiều hiệu ứng hình ảnh được sử dụng trong phim Pirates of the Caribbean: At World's End với John Knoll làm quản lý. Ông đã từng làm việc cho George Lucas qua các bộ phim Star Wars tập IV và VI. Cùng với Knoll còn có Hal Hickel đạo diễn phần hoạt hình (animation) và Charles Gibson tổng chỉ huy toàn bộ phim trường. Ba ông này đã từng đoạt giải Oscar cho phần 2, và được đề cử cho phần 1 của bộ phim Pirates of the Caribbean.

Tổng số kỹ xảo được bấm máy trên 2.000 cú, và Industrial Light & Magic (ILM) đã xử lý 752 shots phức tạp nhất, phần còn lại được các đơn vị, công ty khác bao thầu gồm có CIS Hollywood, Digital Domain, Asylum VFS, Method Studios, Evil Eye Pictures, The Orphanage và Luma Pictures.

Hơn 200 hoạ sĩ (gấp đôi số người ở phần 2), do John Knoll hướng dẫn, đã sử dụng đồ họa vi tính trong 5 tháng với hơn 70 ngàn giờ xử lý mỗi tối (trung bình mỗi một giờ bộ máy xử lý chạy tương đương với 8 năm), chiếm hơn 103 Terabytes dữ liệu (80TB ở phần 2). Nếu so sánh với dữ liệu mà Thư viện Quốc gia (Library of Congress) chiếm thì chỉ có khoảng 20TB, tức là khoảng 20 triệu đầu sách. Như vậy, At World's End chứa dữ liệu gấp 5 lần dữ liệu của Thư viện Quốc gia (thoạt đầu toàn bộ các ổ chứa bộ nhớ của ILM chỉ có 75TB, sau phải nâng cấp lên mới đủ chỗ chứa).

Các phần kỹ xảo được ứng dụng trong phim nổi bật nhất có Davy Jones và 26 thủy thủ, Wyvern-Jack, cuộc chiến phong ba giữa The Black Pearl và The Flying Dutchman chung quanh vực xoáy khổng lồ, hàng triệu con cua đất, trên thác nước, ở băng cực, dưới đáy biển, trên boong tàu, giữa diễn viên thật với diễn viên ảo và các thuyền hải tặc ảo...

Có lẽ hầu hết những người xem phần 2 đã nghĩ rằng diễn viên Bill Nighy được hoá trang thành nhân vật Davy Jones (một nhân vật nửa người nửa hải sản, có cặp mắt như cá mập, có bộ râu bạch tuột, có cánh tay là càng tôm hùm...), nhưng thật sự thì ILM đã sử dụng phương pháp iMocap và đồ họa vi tính để vẽ lên hình tượng nhân vật này qua những cử động và hình thể của Bill Nighy (thành công này là một trong những lý do mà phần kỹ xảo đặc biệt được trao giải Oscar). Nightly được trang bị một bộ đồ màu xám Lycra, bộ đồ này có thể co giãn và cung cấp những dữ kiện chuyển động (kể cả những phản ứng về tình cảm) cho hệ thống ghi nhận, sau đó được đưa sang bộ phận hoạt hình để xử lý. ILM thừa hiểu rằng các đạo diễn kỹ thuật (Technical Directors- TDs) có thể ghi nhận hình ảnh một cách trung thực như vậy. 10 nhân vật mới được sáng tạo thêm bên cạnh với 16 nhân vật đã xuất hiện trong đoàn thủy thủ của The Flying Dutchman như phần 2 đã cho thấy (ILM cho rằng 16 nhân vật cũ là không đủ lực lượng chiến đấu). Những nhân vật hải tặc ảo này được sử dụng bằng phương pháp iMocap và được diễn xuất qua các diễn viên đóng thế (stunt actors).

Một điều thích thú vị khác là nhân vật Wyvern-Jack được sáng tạo từ hình tượng của diễn viên Jonny Depp. Wyvern-Jack là một hải tặc với một khoảng trống ở trên đầu và là một thủy thủ của chiếc thuyền Flying Dutchman (tương tự như những hải tặc khác, thân thể và linh hồn của họ là một phần tử gắn bó với chiếc thuyền). Goeff Campbell (Creature Model Supervisor) đầu tiên thử nghiệm bằng cách quét (scan) hình ảnh Johnny Depp trong máy, xong tô điểm bên trong người của Depp bằng san hô và đá, và như vậy Wyvern-Jack có thể để lại dấu ấn trên thành tàu đã cũ kỹ, xói mòn qua thời gian dài dưới đáy biển. Campbell cũng đã sáng tạo ra bộ não khác và Jack có thể dùng những ngón tay của mình để kéo bộ não ấy ra khỏi xương sọ.Tất cả đó là những hình ảnh mà thuyền trưởng Jack Sparrow tưởng tượng và được thực hiện qua máy ảo giác (simulation engine- một phần của ILM Zero System) và TDs đã dùng kỹ thuật số hình học (một không gian 3 chiều cho diễn viên thật) để đồ lại hình 3D tương ứng và cuối cùng là nhấn các tương tác vật thể.

Tương tự như kỹ thuật trên mà TDs đã ứng dụng, hàng triệu con cua cũng đã được sáng tạo bằng CGI (Computer-Genetated Imagery). Khán giả sẽ nhìn thấy sự nổi giận của Tia Dalma (do Naomie Harris diễn) vỡ tung hàng triệu viên đá thành hàng triệu con cua rồi biến thành một vực xoáy khổng lồ trên biển cả.

Tại vực xoáy kinh hoàng này đã diễn ra một cuộc chiến phong ba giữa các chiến thuyền hải tặc, trong đó có Davy Jones của The Flying Dutchman và Jack Sparrow của The Black Pearl. Khoảng 20 phút dài công chiếu, người xem sẽ không chớp mắt để chứng kiến một số thuyền khác chung quanh trận chiến y như thật, tiếng đại bác vang dội của các bên cùng với những tiếng sấm, những trận mưa bão, giông tố như muốn phá tung màn ảnh, và đặc biệt là trận đấu kiếm ngoạn mục giữa Jack Sparrow và Davy Jones trên những cột buồm cao ngất.



ILM đã dựng lên hai chiếc tàu chính, Flying Dutchman và Black Pearl, ở Bahamas, còn boong tàu thì dựng tại Palmdale, California, với kích cỡ như thật cùng một số diễn viên thật (live-action actors) trên một diện tích khoảng 800m2 với hơn 6000m2 phông xanh (với kỹ thuật số hiện nay, phần màu xanh có thể loại bỏ đi một cách dễ dàng, và thay thế là một nền khác. Công việc này thường được làm ở phim trường và sau đó được xử lý ở phần hậu kỳ của qui trình làm một bộ phim).


KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI

Như chúng ta đã thấy, kỹ xảo đã đóng một vai trò quan trọng trong công nghệ điện ảnh hiện nay, Hollywood đã thành công với rất nhiều bộ phim có doanh thu cao, điều đó chứng tỏ số khán giả rất yêu thích và hâm mộ. Nhưng nếu kỹ xảo tân tiến có mà không có kỹ thuật cao thì bộ phim chưa được chuẩn. Pirates of the Caribbean: At World's End đã sử dụng những kỹ thuật hiện đại như Digital Intermediate, máy quay Arri 435 và 235, Super 35mm, Primo Lens, các bản phim nhựa có chất lượng cao như Eastman EXR 50D, 5245, Kodak Vision2 50D 5201, và in trên dương bản Kodak Vision 2383.

Phần hình ảnh của tất cả 3 phần Pirates of the Caribbean đều do Dariusz Wolski, ASC đảm trách và Gore Verbinski làm đạo diễn (hai ông này đã từng hợp tác với nhau làm bộ phim The Mexican). Bên cạnh Wolski mà ông ta tin cậy giao phó công việc là phụ quay thứ 1 Trevor Loomis, quay phim Martin Schaer, ánh sáng Rafael Sanchez, và phông màn Mike Popovich. Công việc của họ còn đòi hỏi phải ăn khớp, đồng bộ với phần việc của quản lý kỹ xảo là John Knoll. Tất cả 3 phần đều được bấm máy ở các phim trường Hollywood, Bahamas, Dominica và Saint Vincent.  

Về ánh sáng, trong đoạn quay vực xoáy kinh hoàng, một bồn nước khổng lồ với kích thước cỡ 182m x 91m, sâu khoảng 24m chiếm một diện tích khá lớn được dựng lên ở Palmdale, CA nơi trước đây, địa điểm này đã từng dùng làm sân bay cho bộ phin The Terminal. Cả hai chiếc thuyền Fying Deutchman và Black Pearl (kích thước như những chiếc thuyền thật) được treo lơ lửng hai bên và được chuyển động trên một trục quay được thiết kế bởi đạo diễn kỹ xảo John Frazier. Chung quanh bồn nước được dàn dựng bằng phông xanh cỡ 1,700in (dài trên 518m) và sau đó được thay thế bằng cảnh giông tố (CG shots).

Trên bồn nước có dàn ánh sáng được chia thành nhiều ô vuông, mỗi ô vuông có 6 bóng đèn điện 1.000 watt. Tổng số các ô vuông là 1.600 cái, công suất 100.000 amps qua 10 máy phát điện Cat Generators và 80 miles (trên 128km) giây cáp. Thêm vào đó còn có hệ thống đèn 20Ks và 5K Skypans để có thể di chuyển dễ dàng theo máy quay phim. Ánh sáng của mặt trời thì đoàn làm phim dùng dàn Dinos và Gaffair Balloons.

Do yêu cầu của bộ phim đòi hỏi phải có mưa gió sóng to, đoàn làm phim đã sử dụng cánh quạt chạy với tốc độ trên 160km/giờ trên tháp cao gần 10m, tất cả dây điện đều được trang bị bằng GFI (Ground Fault Interrrupter) để bảo đảm an toàn khi làm phim và chúng cũng được cố định bằng băng dính chống thấm. Công việc này đã được kỹ thuật viên ánh sáng Chris Bennett đảm trách. 

Trong quá trình làm phim, Dariusz Wolski và Gore Verbinski cũng đã mong muốn toàn bộ cảng Singapore do Sao Feng (Chow Yun-Fat) chế ngự phải được dựng lên như thật trong thế kỷ thứ 18, và vì vậy thiết kế mỹ thuật Rick Heinrichs đã thiết kế cảng và thành phố Singapore, cũng như bồn tắm của Sao Feng theo kiến trúc kiểu Á Đông. Chow Yun-Fat là một ngôi sao nổi tiếng ở châu Á, anh thích thú với vai diễn này vì anh muốn bộ phim có một sắc thái mới của nền văn hoá Á đông, anh đã được đạo diễn Verbinski tin cậy và hướng dẫn tận tâm. Nếu như trong lúc diễn xuất có sơ sót, vấp phải vấn đề phát âm tiếng Anh không chuẩn, đừng lo, anh cứ diễn, họ sẽ chỉnh lại ở phần lồng tiếng (ADR-Automated Dialogue Replacement ). Chow Yun-Fat cũng được huấn luyện 2 tuần trước khi ra sàn quay (thực ra khi bấm máy chỉ có 4 ngày là xong), Chow được hướng dẫn bởi người phụ trách đóng thế, cùng làm việc với một số diễn viên liên quan và cả diễn viên đóng thế nữa. 

Khi At World's End xong phần thu hình thì toàn bộ bộ phim được đưa sang phần DI (Digital Intermediate), nghĩa là phần chỉnh màu sao cho đồng bộ từ đầu tới cuối được Stefan Sonnenfeld thuộc Company 3 đảm trách. Nếu như bản in không sử dụng DI thì cảnh ban đêm sẽ ngả sang màu xanh và gương mặt sẽ có nhiều màu đỏ.


Kỹ thuật DI có thể chỉnh được độ màu, ánh sáng ngọn lửa có thể làm giảm bớt đi màu đỏ và tăng thêm màu vàng. Bản phim được in tráng bằng kỹ thuật Technicolor và âm thanh nổi kỹ thuật số (hi-def digital) ở Company 3. Ngay cả khi bấm máy, đạo diễn Gore Verbinski cũng có thể quan sát trên màn hình của Sony BVM-D24EWU cỡ 24-inch với âm thanh nổi đồng bộ với máy mà Stefan chỉnh màu trên phim.

Pirates of the Caribbean: At World's End bắt đầu công chiếu tại Việt Nam từ ngày 29 tháng 6 năm 2007.


Bài viết của kp_boom (c) www.yXine.com 2007


@ Bài viết này trên cgezine đã được bổ sung thêm hình ảnh bởi Micheal Tran (kp_boom)

TIÊU ĐIỂM
Photoshop tutorial - Bài số 03: Quảng cáo thiết bị giải trí cầm tay