Flower in flame

» Graphic Design » Art direction |     09-06-2010     | Tác giả: warm Đề cử tác phẩm Đặc sắc

Giới thiệu dự án

Lê Chân (? - 43), là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.
Tương truyền bà quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ là Trần Thị Châu. Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định. Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết, chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại khai phá. Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Nhớ cội nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sỹ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận. Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, hai Bà trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn. Lê Chân cũng mất năm đó nhưng về cái chết của bà, theo truyền thuyết, có một số giả thiết sau:

* Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.
* Bà hy sinh khi chiến đấu tại vùng núi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hoặc trầm mình tự vẫn sau những cuộc chiến đấu ở vùng này.
* Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông Bạch Đằng không thành công, bà phải lui về hồ Tây rồi Mai Động, Hà Nội và hy sinh ở đây.

Theo truyền thuyết dân gian, trong các lễ hội, ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày sinh và 25 tháng 12 âm lịch là ngày mất của Lê Chân. Các vua đời sau cũng có chiếu phong bà là Thượng đẳng phúc thần công chúa
(theo Wiki)
-------------------------------------
* Sưu tầm & chia sẻ vài phân tích của cá nhân :

Lê Chân là một trong những nữ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam mà cho đến ngày nay vẫn được nhiều người biết đến. Theo nhiều tài liệu không chính thức thì bà đồng thời cũng là nữ tướng lớn tuổi nhất (nghi vấn), tài giỏi nhất trong hơn 20 nữ tướng dưới quyền Hai Bà Trưng. Có nhiều ghi chép về việc bà khai khẩn , lập ấp tạo nên một vùng dân cư trù phú mà sau này nó trở thành thành phố Hải Phòng ( một thành phố biển ) và hành trình của bà tơi nơi đó bằng đường thuỷ cùng với một số trận đánh mà bà tham gia như trận đánh chặn quân Mã Viện ở sông Bạch Đằng( nghi vấn ) ... nên nhiều người thường ngộ nhận bà chỉ là một tướng thuỷ quân, nhưng điều này mâu thuẫn với chức danh chưởng quản binh quyền nội bộ của bà ( tương đương với chức tổng tư lệnh quân đội ngày nay )cũng như việc bà thường nắm giữ vị trí tướng tiên phong ... với những chức danh và vị trí ấy bà hoàn toàn có thể điều động và nhận sự yểm trợ của thuỷ quân cũng như các quân chủng khác trên chiến trường chứ không nhất thiết phải là một tướng thuỷ quân mới có thể tham gia thuỷ chiến hay bảo vệ vùng duyên hải.
Với các giả thuyết về cái chết của bà thì sự hy sinh trên chiến trường có phần hợp lí hơn so với mô típ trầm mình tự vẫn (lặp lại hành động của Hai Bà Trưng và hầu hết các nữ tướng khác ? ) có thể do người đời sau (theo quan điểm nho giáo) thêu dệt.
Năm sinh của bà không có ghi chép đáng tin cậy (do hầu hết là từ dân gian truyền miệng)do đó không xác định được tuổi của bà . Có tài liệu nói bà trốn Tô Định tới vùng An Dương và ở đây hơn 10 năm tới khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Nếu đúng thì giả như khi mới lên đường bỏ trốn bà khoảng mười mấy xuân xanh thì đến lúc tham gia khởi nghĩa thì bà khoảng >20 -> 30 tuổi hoặc hơn ... còn nếu bà là người lớn tuổi nhất trong hơn 20 nữ tướng thì tức là bà phải hơn tuổi nữ tướng Lê Thị Hoa(2TCN-43)(một nữ tướng khác của Hai Bà Trưng)thì Lê Chân khi tham gia khởi nghĩ phải từ 45 tuổi trở lên .....
Vẽ một bộ truyện lớn về thời này (với năng lực hiện tại ) hầu như là bất khả thi : tư liệu thiếu trầm trọng ,hầu hết tư liệu có được đều không chính xác , không kiểm chứng được ... do đó người vẽ chỉ còn cách đeo mặt nạ chống đạn, chống độc , chống phóng xạ ... và nói khoác như cuội mặc kệ rau quả và trứng bay đầy trời ...
Đồng bọn hãy cố lên!! :D